Muốn có được định lực phải nghiêm trì giới luật
Đề bài: Kinh Lăng Nghiêm quyển 6 có câu: “Thu nhiếp tâm ý gọi là giới, nhân giới sanh định, nhân định phát huệ.” Bạn hãy phân tích ý nghĩa và mối tương quan giữa ba môn học vô lậu theo câu kinh trên.
Bài làm:
Trước đây con thường bị hoàn cảnh, sự việc chi phối, tâm ý luôn luôn bị phân tán, cho nên cứ mãi sống trong loạn động, quên lãng, đến nỗi nhiều khi không còn nhận biết mình là ai, đang làm gì, ở đâu! Từ hơn một năm nay sau khi được thầy không quản khó nhọc, vượt mọi trở ngại kiên trì truyền trao giáo pháp và hàng ngày công phu hành trì theo chỉ dạy của thầy, con đã dần sống tỉnh thức, tâm ý được thắp sáng, các vọng niệm giảm dần và thường xuyên có ý thức sáng tỏ về mình hơn, biết mình đang nghĩ gì, nói gì, làm gì.
Sự quán niệm thường xuyên đã giúp con tập trung tâm ý bằng cách sống trọn vẹn trong chánh niệm và có dần định lực, có những cách nhìn đúng với chính pháp, định tâm trước những khó khăn trong cuộc sống.
Con dần hiểu hơn để đạt tới thành quả giác ngộ, an lạc và giải thoát cho chính mình và cho cả mọi người. Mục đích ấy chỉ có thể đạt được khi thể nghiệm trọn vẹn ba phép học là Giới, Định và Tuệ. Ba môn học này giúp người hành trì vượt khỏi sự trói buộc của phiền não, giải thoát mọi lậu hoặc, không còn rơi rớt trong ba cõi mà còn chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn nên gọi là vô lậu.
Lậu có nghĩa là phiền não. Tam vô lậu học có nghĩa là ba môn học Giới – Định – Tuệ giúp người hành trì vượt thoát khỏi sự trói buộc của phiền não, hoàn toàn được tự do, tự tại. Lậu còn có nghĩa là rơi rớt, vì vậy, Tam vô lậu học còn là phương tiện giúp người hành trì không còn bị rơi rớt trong ba cõi, tâm không còn bị ràng buộc bởi mọi lậu hoặc, khổ đau. Đây là ba môn học đoạn trừ phiền não, chứng nhập quả vị Niết-bàn, giải thoát hoàn toàn; là ba môn học căn bản, nền tảng của hệ thống giáo lý Phật giáo.
Giới – Định – Tuệ là trình tự của giác ngộ: do Giới sinh Định, do Định phát Tuệ. Vậy, muốn đạt được trí tuệ giác ngộ thì phải hành trì thiền định; muốn có được định lực thì phải nghiêm trì giới luật, thu nhiếp tâm ý. Không những là trình tự của giác ngộ, mà Giới – Định – Tuệ còn là ba yếu tố tương duyên và bất khả phân li của giác ngộ.
Một người hành trì đã đạt được tuệ giác thì không thể nào là không có giới hạnh và định lực; đã nghiêm trì giới hạnh thì cùng lúc cũng đã có định lực và trí tuệ; khi có đầy đủ định lực thì chắc chắn là giới hạnh và trí tuệ cũng viên mãn. Như thế tức là trong Giới có đầy đủ Định và Tuệ; trong Định có đầy đủ Giới và Tuệ; trong Tuệ có đầy đủ Giới và Định. Hay nói khác đi, tu Giới là đồng thời cũng tu Định và Tuệ; tu Định là đồng thời cũng tu Giới và Tuệ; và tu Tuệ là đồng thời cũng tu Giới và Định. Có một yếu tố là có đủ cả ba yếu tố; thiếu một yếu tố là không có quả vị giác ngộ.
Thời gian công phu của con không nhiều chỉ sắp xếp được 1,5 tiếng vào buổi sáng sớm để thực hiện công phu tụng kinh, bái sám trong thời gian đó con có thể buộc được tâm ý vào thời khóa khi đó Giới thể con được trang nghiêm nhờ sự trang nghiêm nơi thân tâm, trong lòng con yên tĩnh, vững vàng, thời gian con lại trong ngày con thực hiện “nhiếp niệm hiện tiền” để giải quyết các công việc, những lúc có thời gian nghỉ ngơi có thu nhiếp tâm ý vào hơi thở, thu nhiếp sáu căn, kiểm soát sáu căn như các cửa thành để không bị sáu trần quấy nhiễu.
Ở cơ quan con có quản lý một phòng nhỏ, trước đây khi giao việc và hướng dẫn mọi người làm việc một số người không chịu khó tìm tòi học hỏi để hoàn thành công việc, khi dateline gần đến để cho nhanh con thường làm hết việc của mọi người hoặc chạy đi giải quyết hậu quả công việc cho họ và bị cuốn vào những rắc rối do đó nhiều lần phát sinh bực bội sau đó tiếp nhận được giáo lý con đường trung đạo mà thầy dạy giảng con biết cách thoát ra khỏi sự đối đãi để có cái nhìn tổng quan, nhờ đó mà công việc được giải quyết hài hòa và hiệu quả hơn. Tham, sân, si trong con giảm dần; con cũng không bị tài sắc, danh, thực mê hoặc, dần dần đứng trước mọi việc con không còn lo lắng, sợ hãi, hay mất bình tĩnh và giữ được định lực.
Về việc gia đình trước đây con gặp không ít khó khăn trong việc sống chung với mẹ chồng và các chị chồng nhưng đến nay con hoàn toàn tự tại trước những phán xét, định kiến từ họ khi thấy con tham gia học Phật pháp và hành trì hàng ngày. Nhưng qua thời gian được lĩnh hội giáo lý của thầy, thân tâm con rỗng rang, con dần cảm hóa được chị thứ năm nhà chồng con theo học thiền và tìm hiểu về giáo lý của Phật giáo. Chị cũng dần có được những quan niệm đúng đắn, tâm mở rộng hơn, giải quyết các vấn đề khó khăn một cách nhẹ nhàng hơn và chị có định hướng sẽ hướng dần các chị khác và mẹ chồng con theo dần.
Con thấy mình thật may mắn khi sinh ra trong môi trường gia đình mọi người đều hướng tâm đến Phật pháp và may mắn hơn nữa khi cả gia đình con và các bạn đồng đạo hàng tuần đều được hưởng pháp nhũ từ thầy truyền trao. Con nguyện sẽ thể nghiệm trọn vẹn ba phép học là Giới, Định và Tuệ để vượt khỏi sự trói buộc của phiền não, giải thoát mọi lậu hoặc, không còn rơi rớt trong ba cõi đạt tới thành quả giác ngộ, an lạc và giải thoát cho chính mình và cho những người xung quanh.
Các bài viết khác
Từng tiếng chuông ngân lên trong màn đêm tĩnh mịch, vang dài trên khắp núi đồi, như gọi mời vạn loài thức dậy sau một giấc ngủ dài. Chú Tâm An cũng miễn cưỡng lồm cồm bò dậy, hai con mắt còn nhắm cứng, khuôn mặt nhăn nhó trông đến tội nghiệp...
Thư cảm ơn và chùm ảnh lễ tặng 100 suất học bổng cho học sinh tại chùa Phước Long, Bình Định
Sáng ngày 8 / 3 / 2018 lễ tặng 100 (một trăm) suất học bổng (mỗi suất gồm 500 ngàn đồng và 10 quyển tập) diễn ra tại giảng đường chùa Phước Long, số 33 Trần Quang Diệu, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định...
Thư mời hội thảo giáo dục Phật giáo quốc tế – 2018
Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc được thành lập và khai giảng khóa Trung Đẳng Phật Học với sự hướng dẫn của 10 vị giáo thọ, thời gian đến nay gần đã 2 năm. Tuy kế thừa tư tưởng Phật học trên 2000 năm của Phật giáo Việt Nam, lấy Kinh Luật Luận của hai hệ Nam Bắc truyền Phật giáo...
Đại lễ lạc thành Tổ đường – Trai đường chùa Phước Long, Tây Sơn, Bình Định
Sáng ngày 9/3/2018 (nhằm ngày 22/Giêng/Mậu Tuất) khung cảnh chùa Phước Long, Tây Sơn, Bình Định đầy hân hoan và nghiêm tịnh. Chư tôn đức Tăng Ni từng đoàn quang lâm về Bổn tự, quý thiện tín Phật tử gần xa với gương mặt đầy hoan hỷ cùng nhau quy tụ về ngôi bảo tự để cùng chung vui ngày ngôi phạm vũ huy hoàng sau những ngày đại trùng tu...
Thư cảm ơn và chùm ảnh phát quà từ thiện “Xuân 2018” tại chùa Phước Long, Bình Định
Ngày 8 / 3 / 2018 (nhằm ngày 21 / Giêng / Mậu Tuất) là ngày hội của những người già neo đơn, khó khăn gặp nhau để viếng chùa và nhận quà từ thiện. Mặc dù buổi phát quà diễn ra đầu giờ chiều nhưng từ sáng sớm kẻ đi xe, người đi bộ lần lượt tập trung về Bổn tự Phước Long. Ban tổ chức đã bố trí phần cơm trưa cho đồng bào trong tình thương thấm đượm đạo nghĩa...
- Chùm ảnh Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm 2018 tại chùa Phước Long, Bình Định
- Thiệp thỉnh và thư mời dự đại lễ lạc thành Tổ đường chùa Phước Long, Bình Định
- Hành hương thập tự đầu xuân Mậu Tuất 2018 chùa Phước Long, Tây Sơn, Bình Định
- Chùm ảnh đón Tết cổ truyền – xuân Mậu Tuất 2018 tại chùa Phước Long, Bình Định
- Thư mời tham dự Pháp hội Dược Sư – Cầu An năm 2018 tại chùa Phước Long, Bình Định
- Mở cánh cửa “Không”
- Pháp hội khóa tu mùa Đông và vía đức Phật A Di Đà năm 2017 tại chùa Phước Long, Bình Định
- Thư mời tham dự pháp hội vía đức Phật A Di Đà năm 2017 tại chùa Phước Long, Tây Sơn, Bình Định
- Chánh kiến
- Ăn trộm dạy con
- Giữ gìn và nuôi dưỡng những hạt giống tốt
- Kinh Tạp A Hàm – Quyển 15
- Lá cũng là mẹ của cây
- Thư tri ân viện Phật học Bồ Đề Phật Quốc tại Hoa Kỳ đã cứu tế thiên tai tại Bình Định
- Giáo lý Duyên khởi, sự thật của đời sống